CÔNG TY TNHH TM DV ĐẠI THUẬN THÔNG
Địa chỉ: 475/2a chiến lược , P. tân tạo, Q. Bình Tân
Điện thoại: 0902.078882
Email: ctdaithuanthong@gmail.com
BỘ XỬ LÝ CORONA
Khổ Xử Lý: 600mm, 800mm, 1000mm, 1200mm
Xử Lý Bề Mặt: Trên chất liệu Nylon LDPE, HDPE, PP
Tốc độ xử lý: 0-150m/min
Độ Xử Lý: 38 - 44 Dynes
Hình thức Xử lý: Xử lý 1 mặt hoặc xử lý 2 mặt
TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG CORONA ĐỂ XỬ LÝ BỀ MẶT TRƯỚC KHI IN?
Xử lý Corona là một công cụ bổ sung các đặc tính bề mặt cho các vật liệu không thấm hút rất hiệu quả. Sự bổ sung này tạo ra đặc tính thấm ướt và kết dính mực in mà khả năng thấm ướt làm cơ sở cho sự kết dính của mực in, sơn và chất tráng phủ trên nhựa, giấy và kim loại mỏng. Khả năng thấm ướt là khả năng loang ra của chất lỏng trên bề mặt rắn, chẳng hạn như bề mặt nhựa dùng để in. Nước được đổ lên bề mặt vật liệu thấm ướt sẽ trải ra thành một lớp mỏng trong khi trên bề mặt không thấm ướt nước tụ lại thành giọt. Góc tạo ra giữa bề mặt giọt chất lỏng và bề mặt vật liệu (góc tiếp xúc) cho biết khả năng thấm ướt. Khả năng thấm ướt phụ thuộc và thành phần hóa học và cấu trúc bề mặt. Bởi vì góc tiếp xúc giữa chất rắn và chất lỏng được xác định bởi phương trình YOUNG. Các giá trị điển hình về năng lượng bề mặt của polymer được tóm tắt như sau:
PE: 31 - 33 mN/m
PP: 29 - 30 mN/m
PET: 41 - 42 mN/m
Khả năng thấm ướt của bề mặt phải cao hơn chất lỏng thấm ướt. Thông thường thì sử dụng mực dung môi như Ethanol (22mN/m) hay Ethyl acetate (24mN/m) để thấm ướt bề mặt nhựa, còn nước (72mN/m) thì không. Khả năng thấm ướt bề mặt của mực in đủ lớn là điều thiết yếu để thẩm thấu, truyền mực và kết dính tốt. Đặc biệt khi sử dụng mực gốc nước, nó ngày càng đáp ứng các điều luật của chính phủ.
Nhựa là một vật liệu phức hợp, trong thành phần của nó chứa một hay nhiều polymer và các chất phụ gia như chất độn, chống oxy hóa, chất làm trơn, chống tĩnh điện, các pigment và một số khác. Do tính chất di cư, các chất phụ gia di truyền từ bên trong ra bề mặt nhựa. Thành phần xác định khả năng thấm ướt của mực in và sơn được liên kết với ma trận polymer bằng nhiều liên kết khác nhau.
Khi bề mặt được xử lý thích hợp thì các đặc tính thấm ướt và kết dính của nhựa có thể điều chỉnh được mà không cần thay đổi đặc tính về số lượng của ma trận polymer. Bề mặt được xử lý corona với tần số trung bình trong khoảng 20 – 40 kHz là cách tốt nhất để bổ sung đặc tính bề mặt cho nhựa, kim loại mỏng và giấy. Các dạng vật liệu đối xứng như cốc (trà) cũng có thể xử lý bằng phương pháp này rất tốt. Đối với các loại vật liệu phức tạp hơn thì xử lý bằng phương phương pháp điện cực đặc biệt.
Trong công nghệ in, màng nhựa sử dụng phải được xử lý corona. Do điều kiện lưu trữ màng trước khi in mà năng lượng bề mặt có thể không đủ tốt để bám dính mực in.
Số lượng các phân tử làm trơn nhiều hoặc thêm các phụ gia khác để lưu trữ được lâu có thể làm giảm khả năng in. Do đó xử lý corona chỉ được thực hiện trước khi in để “làm tươi” bề mặt in và cho khả năng bám dính tốt giữa mực và màng.
Các hệ thống mực UV yêu cầu năng lượng bề mặt màng cao hơn so với mực dung môi. Mực gốc nước chứa nhiều cồn cũng đòi hỏi năng lượng bề mặt cao hơn để bám dính tốt.